“Nhập gia tùy tục” vì vậy khi đến Nhật Bản bạn cần phải nằm lòng những quy tắc dưới đây nếu không muốn phật lòng gia chủ khi đến thăm. Người Nhật vốn nổi tiếng là những con người sống và làm việc có nguyên tắc và kỉ luật. Và điều này ảnh hưởng không ít đến văn hóa ẩm thực Nhật Bản. Trong ẩm thực Nhật Bản, mỗi món ăn đều được chế biến, bài trí theo những nguyên tắc đậm chất của xứ sở hoa anh đào, ngay cả phong thái ăn uống của người Nhật cũng thể hiện rõ nét phong cách đó. Những hành động nào sẽ bị coi là bất lịch sự, thiếu văn hóa? Cùng Học viện Hoa Sơn Chi tìm hiểu những nguyên tắc này để tránh những sai lầm không đáng, nhận được sự yêu thương từ người đối diện khi du học Nhật Bản bạn nhé!
1 Cách Ăn
1.1 Mời và cảm ơn trước và sau khi ăn
Trước khi băt đầu bữa ăn, người Nhật thường đợi cho đến khi đồ ăn được phục vụ lên hết rồi bắt đầu nói “いただきます” (itadakimasu). Đây là quy tắc ứng xử chung cho mọi bữa ăn của người Nhật. Câu này có nghĩa là “Mời mọi người dùng bữa”, đây là cách để thể hiện sự tôn trọng của mình với những người ăn cùng, để bày tỏ lòng biết ơn đối với những người đầu bếp, những người nuôi trồng các nguyên liệu, cũng như để cảm ơn những nguyên liệu đã từng có sức sống trước khi trở thành món ăn.
Khi bữa ăn kết thúc, người Nhật không quên nói “ごちそうさまでした” (gochisosama deshita) để cảm ơn người đầu bếp cũng như chủ nhà về bữa ăn.
1.2 Tránh dùng răng xé đôi miếng đồ ăn
Thông thường những món ăn của Nhật đều được chia thành những miếng nhỏ vừa đủ ăn, người ăn nên cho cả miếng vào ăn, tránh xé nhỏ đồ ăn ra. Việc ăn cả miếng sẽ giúp bạn cảm nhận một cách đầy đủ nhất vị ngon của món ăn đó và đồng thời thể hiện sự bất lịch sự đối với người đối diện khi đặt miếng ăn còn dở xuống bát.
1.3 Không trộn wasabi với xì dầu
Nhiều người thường trộn mù tạt xanh – Wasabi với xì dầu, nhưng cách làm đó hoàn toàn sai cách. Cách ăn chuẩn điệu của người Nhật lầ chấm Sashimi vào Wasabi trước khi chấm tiếp vào xì dầu. Như vậy khi thược thức hưởng thức bạn mới có thể thưởng thức được cả hai vị trên riêng rẽ trên đầu lưỡi.
1.4 Không giơ đồ ăn lên quá miệng
Khi gắp đồ ăn từ bát nhỏ vào miệng, bạn nên để bát gần miệng, không nên để đồ ăn qua miệng, để ở vị trí ngang miệng và khi ăn thường không phát ra tiếng động, trừ trường hợp ăn mì, tiếng húp sẽ được cho là thể hiện sự ngon miệng.
1.5 Không để lại đồ ăn thừa
Với lối sống tiết kiệm và kỉ luật, các bữa ăn của người Nhật thường được phục vụ vừa đủ để người ăn sẽ không bỏ thừa đồ ăn. Trong trường hợp có 1 số món bạn không thể ăn được, bạn có thể yêu cầu nhà hàng đổi sang món khác để tránh bỏ thừa đổ ăn. Người Nhật rất kỵ việc để lại đồ ăn thừa nên mọi người cần chú ý.
1.6 Khi nhai thì nhai nhỏ nhẹ, tránh phát ra âm thanh
Nhiều người khó tính nếu ngồi cùng người ăn phát ra âm thanh họ cảm thấy khó chịu và ăn sẽ không ngon miệng. Trừ khi ăn mì Soba thì người Nhật lại thích húp sùm sụp để tạo cảm giác ăn rất ngon miệng.
1.7 Không xì mũi nơi công cộng, đặc biệt là bàn ăn
Đó là lí do nhiều người khi bị cảm cúm, cảm lạnh sẽ đeo khẩu trang.
2 Cách Dùng Đũa
2.1 Nếu sử dụng đũa tách dùng một lần
Trước hết hãy lấy đũa ra khỏi bao giấy, sau đó tách hai chiếc đũa kéo ra theo chiều dọc, không nên tách đũa theo chiều ngang đây là hành vi kém lịch sự vì có thể va vào ai đó. Và càng bất lịch sự hơn khi chà xát đũa vào nhau để gạt bỏ những vụn xước.
Nếu không có gác đũa thì hãy làm một cái với chính bao giấy bọc đũa.
2.2 Không cầm đũa cá nhân để gắp đồ ăn từ đĩa chung
Người Nhật rất coi trọng tính sạch sẽ vì vậy bạn không nên dùng đũa cá nhân gắp đồ ăn trong đĩa chung, nó sẽ vô tình làm lan truyền vi khuẩn của các bệnh truyền nhiễm trong đầu đũa vào đĩa thức ăn chung. Thay vào đó, bạn nên dùng đũa chung cho đĩa thức ăn đó để gắp.
2.3 Không chạm đũa vào đồ ăn không gắp
Khi muốn gắp một món ăn nào trong đĩa chung, bạn nên quan sát thật kĩ, gắp đúng miếng mình muốn, tránh việc gắp qua lại những miếng trong đĩa, hành động đó khiến cho những người ăn cùng có cảm giác bị ăn lại đồ ăn từ bạn.
2.4 Không đặt đũa trên bát
Khi muốn đặt đũa xuống, bạn phải đặt đũa lên gác đũa, nếu không có gác đũa, người ăn phải đặt đũa cuộn trong giấy ăn, tránh sự tiếp xúc của đũa với mặt bàn, vì mặt bàn cũng không hợp vệ sinh.
2.5 Không dùng đũa để chỉ
Nhiều người có thói quen chỉ tay khi nói và trong bữa ăn dùng đũa để chỉ vào người nghe cũng như để chỉ các loại đồ ăn trên bạn. Điều đó là vô cùng bất lịch sự với người Nhật, khi bạn dùng đũa chỉ, bạn đã tạo ra năng lượng xấu cho người đối diện.
2.6 Không được cắm đũa thẳng đứng vào giữa bát cơm
Cắm đũa vào giữa bát cơm chỉ dành cho người đã khuất
2.7 Không đâm chọc đũa vào thức ăn mà hãy gắp nhẹ nhàng, từ tốn
Nhiều người có thói quen đâm chọc đũa vào thức ăn thay vì gặp 2 chiếc đũa lại gắp lên, điều này là thiếu tôn trọng với người ăn cùng bàn, và có thể người cùng bàn ấy sẽ cảm thấy không thoải mái và sẽ không dùng món đó nữa.
3 Cách Uống
3.1 Không uống cho đến khi đông đủ
Tiệc rượu chỉ nên được bắt đầu khi đã có đông đủ khách mời tham gia bữa ăn và mọi người cùng nhau nâng ly chúc mừng.
3.2 Không nên tự rót cho mình
Trong tiệc rượu, bạn không nên tự ý rót rượu cho mình, thay vào đó để ý cốc người uống cùng, nếu thấy nó sắp cạn, bạn nên rót thêm và trước khi để cho đối phương rót rượu cho mình, bạn nên uống bớt đi chút rượu trong chén để thể hiện thành ý của bạn với việc mời rượu.
4 Cách Bài Trí Bàn Ăn
4.1 Luôn có đĩa tezara, khăn ướt trên bàn ăn
Bàn ăn của người Nhật là dạng bàn thấp, trên bàn luôn có 2 món không thể thiếu là đĩa cầm tay Tezara và khan ướt. Mỗi người ăn đều được chuẩn bị 1 đĩa cầm tay Tezara để tiện hứng thức ăn khi gắp, tránh làm rơi nước sốt, mẩu thức ăn lên trang phục.
4.2 Để lại bát đũa sau khi ăn theo trật tự ban đầu
Sau khi bữa ăn kết thúc, người Nhật thường để bát đũa lại vị trí ban đầu. Nắp bát tô sẽ được úp lại vị trí ban đầu và nếu bữa ăn có sử dụng hải sản như xò, ngao,….., người ăn nên bỏ vỏ vào bát đựng món hải sản đó, không nên bỏ vỏ lên nắp bát hay đĩa khác vì người Nhật sẽ cho đó là điều bất lịch sự.
5 Chỗ Ngồi
5.1 Cách ngồi
Khác với ghế ngồi của bàn ăn phương tây, người Nhật ngồi trên nệm được đặt trên chiếu có tên Tatami. Sở dĩ, người Nhật dùng nệm thay vì ghế vì thế phong tục người Nhật, người dùng bữa sẽ quỳ trên chiếc nệm, chỉ khi chủ nhà cho phép, khách nam mới được ngồi khoanh chân còn người phụ nữ sẽ ngồi chếch sang 1 bên. Để ngồi vào nệm, bạn phải cởi giày dép để ngoài chiếu để
tránh làm bần nệm của người khác.
5.2 Vị trí ngồi
Vị trí ngồi trong bàn ăn: Người quan trọng nhất sẽ ngồi xa cửa nhất. Hãy chờ những người có cấp bậc hơn hoặc người cao tuổi ngồi rồi bạn mới ngồi. Nếu là khách, bạn hãy để chủ nhà chọn chỗ cho mình.
Vừa rồi Hoa Sơn Chi vừa giới thiệu cho các bạn một số nguyên tắc trên bàn ăn người Nhật. Với những bí kíp này hy vọng các bạn du học sinh khi du Học ở Nhật Bản có thể tự tin ghi điểm trên bàn ăn nhé!
Xem thêm:
Học bổng toàn phần du học Nhật Bản trị giá lên tới 450 triệu đồng
Hoa Sơn Chi tuyển dụng Kỹ sư Chăn nuôi thú ý làm việc tại Nhật Bản
Hoa Sơn Chi cần tuyển gấp 10 thực tập sinh đơn hàng Bảo trì hệ thống lạnh làm việc tại Nhật Bản
Hãy liên hệ với Hoa Sơn Chi để đươc tư vấn chi tiết và hoàn toàn miễn phí!
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
- Địa chỉ: 31/16A Nguyễn Đình Khơi, Phường 4, Quận Tân Bình, Hồ Chí Minh
- Văn phòng: 15K Phan Văn Trị, Phường 5, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Chi nhánh 1: 319 Phan Đình Phùng, Khu vực 1, Phường 3, Thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang
- Hotline: 0919.097.637 (HCM), 0972.414.549 (Hậu Giang)
- Mail: hocvienhoasonchi@gmail.com
- Website: hoasonchi.edu.vn
Hướng nghiệp Hoa Sơn Chi chúc bạn thành công!